KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

BỘ QUỐC PHÒNG TRẢ LỜI VỀ BIỆN PHÁP TUYỂN QUÂN HIỆU QUẢ HƠN, TRONG ĐÓ CÓ QUY TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH

BỘ QUỐC PHÒNG TRẢ LỜI VỀ BIỆN PHÁP TUYỂN QUÂN HIỆU QUẢ HƠN, TRONG ĐÓ CÓ QUY TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH


    BỘ QUỐC PHÒNG TRẢ LỜI VỀ BIỆN PHÁP TUYỂN QUÂN HIỆU QUẢ HƠN, TRONG ĐÓ CÓ QUY TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH


    #dqtv - Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022, với nội dung: “Cử tri kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung một số quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự theo hướng: Quy định về trách nhiệm của gia đình đối với công dân được gọi nhập ngũ; quy định cụ thể chế tài có đủ sức răn đe đối với công dân cố tình không có mặt tại địa phương trong thời gian tuyển quân; quy định sinh viên sau tốt nghiệp cao đẳng, đại học gọi nhập ngũ tại trường. Đồng thời xem xét nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về nghĩa vụ quân sự nhằm giáo dục, răn đe phòng ngừa vi phạm, góp phần giúp cho công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đạt hiệu quả hơn, phù hợp với thực tiễn” (Câu số 09).

    Ngày 28/02/2023, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

    - Kiến nghị bổ sung một số quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự:

    + Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 năm 2015 chưa có quy định trách nhiệm cụ thể của gia đình đối với công dân được gọi nhập ngũ; do vậy, tiếp thu ý kiến của cử tri, thời gian tới Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của gia đình đối với công dân khi thực hiện nghĩa vụ quân sự để góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển quân hằng năm.

    + Quy định cụ thể chế tài có đủ sức răn đe đối với công dân cố tình không có mặt tại địa phương trong thời gian tuyển quân: Việc xử lý đối với trường hợp công dân cố tình không có mặt tại địa phương (cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự) trong thời gian tuyển quân đã được quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cụ thể như sau:

    “Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

    1.    Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

    2.    Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

    3.    Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

    4.    Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này”.

    + Kiến nghị quy định sinh viên sau tốt nghiệp cao đẳng, đại học gọi nhập ngũ tại trường: Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng, đại học bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập với cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú; do đó việc gọi nhập ngũ tại trường là không phù hợp (vì lúc này sinh viên không còn thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ sở đào tạo).

    - Kiến nghị xem xét nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về nghĩa vụ quân sự:

    Bộ Quốc phòng đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định đã điều chỉnh tăng mức tiền xử phạt tối đa Luật Xử phạt vi phạm hành chính cho phép, để bảo đảm tính răn đe cao đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự; cụ thể như sau:

    “- Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 4: Từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng, lên từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (tăng từ 17 - 40 lần).

    - Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 1 Điều 6: Từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, lên từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (tăng từ 10 - 12,5 lần).

    - Hành vi người được khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình hoặc đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 3 Điều 6: Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, lên từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (tăng từ 5 -7,5 lần).

    - Bổ sung khoản 2 Điều 6: Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

    - Bổ sung khoản 4 Điều 6: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

    - Vi phạm quy định về nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều 7: Từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng, lên từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (tăng từ 15-16 lần).

    - Bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 7:

    + Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

    + Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.

    - Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 1 Điều 9: Từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng, lên từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (tăng 6 lần).

    - Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 4 như sau:

    Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    + Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;

    + Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định”.

    Về giải pháp: Bộ Quốc phòng trân trọng tiếp thu ý kiến của cử tri và chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

    Trên đây là trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh để trả lời cử tri.

    Nội dung chính

      Tin mới