KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã được thăng quân hàm Sĩ quan dự bị theo niên hạn trong trường hợp nào?

Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã được thăng quân hàm Sĩ quan dự bị theo niên hạn trong trường hợp nào?



    Thứ nhất, Căn cứ Nghị định 78/2020/NĐ-CP Về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam

    Điều 9. Đăng ký ngạch sĩ quan dự bị

    1. Đối tượng đăng ký ngạch sĩ quan dự bị

    a) Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện của sĩ quan dự bị;

    b) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

    c) Cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học đã được đào tạo sĩ quan dự bị;

    d) Những người tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở đã được phong quân hàm sĩ quan dự bị.

    2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được đăng ký ngạch sĩ quan dự bị trong các trường hợp sau:

    a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    b) Bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;

    c) Xuất cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

    d) Không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

    3. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có quyết định của cơ quan có thẩm quyền là không có tội, thì được đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị.

    Điều 20. Phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị

    1. Phong quân hàm sĩ quan dự bị

    a) Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị;

    b) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.

    2. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị

    Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:

    a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;

    b) Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;

    c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân nhân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.

    3. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị trước thời hạn

    Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.



    Thứ hai, Căn cứ Luật Lực lượng Dự bị động viên

    Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên

    1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.

    2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.

    3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

    Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

    1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

    2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

    a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

    b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

     Phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

    1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp.

    2. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị và thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Chính phủ quy định mức phụ cấp, điều kiện và thời gian được hưởng phụ cấp.

    *Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị của Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã:

    - Thiếu úy lên Trung úy: 4 năm;

    - Trung úy lên Thượng úy: 5 năm;

    - Thượng úy lên Đại úy: 5 năm;

    - Đại úy lên Thiếu tá: 6 năm;

    - Thiếu tá lên Trung tá: 6 năm;

    Như vậy, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã được thăng quân hàm theo niên hạn nếu đáp ứng các điều kiện sau:

    1. Đã được đào tạo qua Ngành quân sự cơ sở, được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị.

    2. Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại khoản 2, Điều 20, Nghị định 78/2020/NĐ-CP Về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.

    3. Được biên chế sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên theo luật Lực lượng Dự bị động viên

    Nội dung chính

      Tin mới