KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Đề nghị thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự không được xăm trổ

Cần có quy định chặt chẽ hơn trong Luật thanh niên khi đang trong tuổi nghĩa vụ quân sự là không được quyền xăm trổ. Như vậy sẽ đảm bảo công bằng: có thanh niên vì trót xăm trổ nên không thực hiện được nghĩa vụ quân sự; có thanh niên vì cố tình xăm trổ để không thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Đề nghị thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự không được xăm trổ

    Ảnh minh họa

    Cần có quy định chặt chẽ hơn trong Luật thanh niên khi đang trong tuổi nghĩa vụ quân sự là không được quyền xăm trổ. Như vậy sẽ đảm bảo công bằng: có thanh niên vì trót xăm trổ nên không thực hiện được nghĩa vụ quân sự; có thanh niên vì cố tình xăm trổ để không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    ĐBQH họp ngày 25-5. Ảnh: QUANG PHÚC
    Chiều 25-5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi).
    Giải trình về dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, dự thảo Luật theo hướng thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về thanh niên; không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực để tránh trùng lặp trong hệ thống pháp luật; chỉ dành 1 điều quy định chung về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên.
    Đồng thời, để nhấn mạnh trách nhiệm, sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, dự thảo Luật bổ sung 1 chương quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình và xã hội; đặc biệt là trách nhiệm đối với bản thân thanh niên. Bên cạnh đó, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình, dự thảo Luật quy định về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, nhà trường, gia đình đối với thanh niên.
    Dự thảo đã thể chế hóa trách nhiệm của thanh niên thành các quy định pháp luật giúp thanh niên chủ động, sẵn sàng xung kích, đi đầu trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Mặt khác, dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, gia đình, nhà trường, xã hội trong việc tạo điều kiện cho thanh niên phát triển bản thân, để từ đó phát huy, cống hiến và trưởng thành, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
    Về độ tuổi thanh niên, đa số ý kiến thống nhất với dự thảo Luật, theo đó quy định độ tuổi thanh niên từ đủ 16 cho đến 30 tuổi. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, quy định về độ tuổi thanh niên không giống nhau ở các nước nhưng thường tập trung trong khoảng từ 15 tuổi đến 30 tuổi. Việc quy định độ tuổi thanh niên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu phát triển toàn diện thanh niên của từng quốc gia.
    Về Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, dự thảo quy định đây là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định.
    Dự thảo Luật cũng quy định chính sách dành cho các nhóm thanh niên đặc thù, bao gồm chính sách dành cho thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên có tài năng, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt để thanh niên thuộc các nhóm đối tượng này phát huy được khả năng của mình, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời quy định các giải pháp về chính sách để huy động lực lượng thanh niên này tham gia vào các dự án, hoạt động cụ thể nhằm phát triển đất nước.
    ĐB Nguyễn Minh Đức (TPHCM) phát biểu chiều 25-5. Ảnh: QUANG PHÚC
    Thảo luận về luật này, đáng chú ý ĐB Nguyễn Minh Đức (TPHCM) nêu ý kiến, thực tế hiện nay có một số văn bản thực thi pháp luật đối với người thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như tuyển dụng vào lực lượng quân đội, công an nêu rõ tiêu chí không được xăm trổ. ĐB cho rằng, quyền tự do của thanh niên luôn được tôn trọng. Có một bộ phận thanh niên thích tự do, xăm trổ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vấn đề đặt ra là khi họ sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, khi Tổ quốc cần nhưng vì có quy định như vậy nên không tham gia được. Hoặc cũng có những đối tượng cố tình xăm trổ để trốn nghĩa vụ quân sự. Do đó, cần có quy định chặt chẽ hơn trong Luật thanh niên về vấn đề này để thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ thanh niên khi đang trong tuổi nghĩa vụ quân sự.
    Cụ thể, khi đang trong tuổi nghĩa vụ quân sự thì thanh niên không được quyền xăm trổ. Như vậy sẽ đảm bảo công bằng: có thanh niên vì trót xăm trổ nên không thực hiện được nghĩa vụ quân sự; có thanh niên vì cố tình xăm trổ để không thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    ĐB Vũ Trọng Kim (Hải Dương) phát biểu, quyền và nghĩa vụ của thanh niên thể hiện rất rõ trong Hiến pháp và các luật khác, Luật Thanh niên nên chú trọng nhiều về trách nhiệm của thanh niên, chính sách để bồi dưỡng thế hệ thanh niên sau này đảm đương nhiệm vụ của đất nước cũng như khai thác thế mạnh của thanh niên. Đó không phải là chính sách mang tính ban ơn cho thanh niên, mà chính là trách nhiệm của chúng ta, phải ra được chính sách để bồi dưỡng và phát huy thanh niên. Dự thảo Luật chưa rõ vai trò của Chính phủ để triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bồi dưỡng và phát huy thanh niên.
    PHAN THẢO
    Nội dung chính

      Tin mới