KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Biện pháp xử lý đối với đối tượng trốn, không chấp hành nghĩa vụ quân sự

Điều 59, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định việc xử lý vi phạm liên quan về nghĩa vụ quân sự, như sau: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

    Biện pháp xử lý đối với đối tượng trốn, không chấp hành nghĩa vụ quân sự

    Điều 59, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định việc xử lý vi phạm liên quan về nghĩa vụ quân sự, như sau: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

    Tòa án Nhân dân TP. Quảng Ngãi mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Phạm Minh Hiếu (sinh năm 1998, xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi) về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự. (Ảnh minh họa:dantri.vn)
    Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Bình, Quảng Ngãi sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Ban Dân nguyện chuyển đến, nội dung như sau:
    "Cử tri tỉnh Thái Bình cho rằng việc áp dụng biện pháp phạt tiền và mức phạt với những đối tượng trốn nghĩa vụ quân sự còn thấp, không có sức răn đe, nên công tác tuyển quân còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị cần phải có giải pháp có hiệu quả trong thời gian tới.
    Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị về việc xử lý thanh niên không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự; Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (tại Điều 3) và các hành vi bị nghiêm cấm có quy định “Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự” (tại Điều 10) và xử lý vi phạm đối với “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiện nay, việc xử lý thanh niên không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, đặc biệt quy định truy tố trách nhiệm hình sự thanh niên chống khám, chống lệnh chưa phù hợp, gây khó khăn trong công tác xử lý chống khám, chống lệnh. Đề nghị Bộ Quốc phòng tham mưu Chính phủ có biện pháp, chế tài mạnh hơn để bảo đảm tính răn đe và tính công bằng trong thi hành pháp luật và bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ quân sự”.
    Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:
    - Điều 59, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định việc xử lý vi phạm liên quan về nghĩa vụ quân sự, như sau: “Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
    - Điều 332 (Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự), Điều 333 (Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ), Điều 334 (Tội làm trái quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự), Điều 335 (Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự) Bộ Luật Hình sự năm 2017, đã quy định những hành vi vi phạm về nghĩa vụ quân sự, như sau: “Có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, trường hợp cá biệt có thể bị xử phạt đến 05 năm tù giam”.
    - Ngày 09/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (Nghị định số 120); Nghị định đã quy định đầy đủ, cụ thể với từng hành vi, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân trong thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự và Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên (từ Điều 4 đến Điều 14); Nghị định số 120 đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, tạo hành lang pháp lý trong phòng ngừa, xử lý các vi phạm, từng bước bảo đảm tính nghiêm minh và công bằng xã hội góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Tuy nhiên, Nghị định số 120 được ban hành từ năm 2013, đến nay, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và các văn bản quy phạm pháp luật mới, cần phải nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
    - Tiếp thu kiến nghị của cử tri, ngày 10/01/2019, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 04/2019/TT-BQP về Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Bộ Quốc phòng; trong đó, đã giao Thanh tra Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định để thay thế Nghị định số 120 của Chính phủ. Theo Kế hoạch tháng 10/2019, cơ quan soạn thảo Nghị định sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; tháng 11/2019, báo cáo Bộ Tư pháp thẩm định và tháng 12/2019 trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định. Đến nay, cơ quan soạn thảo đang xây dựng, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 120 theo trình tự, thủ tục quy định để trình Chính phủ xem xét theo kế hoạch đã xác định.
    PV/dangcongsan.vn
    Nội dung chính

      Tin mới