KỶ NIỆM 89 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (28/3/1935 - 28/3/2024) . Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc, vô luận kẻ địch hung bạo thế nào hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.

Đẩy nhanh việc xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố, điều tra

Sáng 21-1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) họp phiên thứ 15, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay; bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phát biểu khai mạc và kết luận phiên họp.

    Đẩy nhanh việc xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố, điều tra

    Sáng 21-1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) họp phiên thứ 15, đánh giá kết quả hoạt động năm 2018 và nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ đến nay; bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phát biểu khai mạc và kết luận phiên họp.
    Đẩy nhanh việc xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã khởi tố, điều tra
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến kết luận phiên họp.
    Đồng chí nhấn mạnh, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, nhất là năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được triển khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả toàn diện. Trong thời gian tới, phải đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ khó khăn, phức tạp này theo tinh thần vừa xây dựng, hoàn thiện thể chế, vừa cụ thể hóa triển khai các thể chế đã có; vừa xem xét, xử lý các vụ án đang làm, vừa phát hiện những vụ án mới, chú ý các vụ “tham nhũng vặt”, các hành vi chiếm đoạt; chú ý các khâu giám định, thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại, hậu quả, thi hành án,…
    Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng có bước tiến mới quan trọng
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, công tác xây dựng thể chế từng bước hoàn thiện, góp phần phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Trong nửa nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hàng Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định để tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và PCTN, nhất là các quy định về chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; phân cấp quản lý cán bộ, giới thiệu, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; giám sát trong Đảng, xử lý, kỷ luật đảng viên vi phạm; trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Đảng trong công tác PCTN; bảo vệ người phát hiện tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
    Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và PCTN, từng bước khắc phục những sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội thông qua 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật PCTN (sửa đổi); Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Đấu giá tài sản; Luật Đấu thầu; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Quản lý nợ công; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước...
    Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử đồng bộ, hiệu quả
    Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, công tác PCTN ngày càng quyết tâm cao với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra xuống đến cấp ủy cấp huyện và cơ sở; các cấp ủy, UBKT các cấp đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; xử lý nghiêm cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu, cán bộ cấp cao, kỷ luật từ trên xuống dưới, kỷ luật đảng đi trước, mở đường cho thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm sai phạm.
    Trong năm 2018, cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 650 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái; Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương đã thi hành kỷ luật 38 cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
    Năm 2018, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 108 nghìn tỷ đồng, hơn 1.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 2.080 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 101 vụ, 151 đối tượng. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 319 nghìn tỷ đồng, hơn 7.200 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với 5.932 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 311 vụ, 481 đối tượng. Nhất là, đã tập trung thanh tra, công khai kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm tại nhiều dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm.
    Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã đưa ra xét xử sơ thẩm 36 vụ/498 bị cáo. Riêng năm 2018, đã kết thúc điều tra 23 vụ/222 bị can (tăng 43,75% số vụ so năm 2017); đã truy tố 20 vụ/251 bị can (tăng 66,7% số vụ so năm 2017); đã xét xử sơ thẩm 23 vụ/304 bị cáo (gấp gần 5 lần số vụ so năm 2017), với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn, có lý, có tình (có năm bị cáo (bốn người) bị phạt tù chung thân; chín bị cáo phạt tù hơn 20 năm đến 30 năm tù...). Đặc biệt, các cơ quan tố tụng khẩn trương điều tra, truy tố, đưa ra xét xử 10 đại án lớn được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm:
    (1) Vụ án “Tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước…” xảy ra tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam; (2) Vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); (3) Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) liên quan việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); (4) Vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” xảy ra tại TP Đà Nẵng và một số địa phương; (5) Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty Cổ phần phát triển, đầu tư Thái Sơn, Bộ Quốc phòng; (6) Vụ án “Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc...” xảy ra ở Phú Thọ và một số địa phương; (7) Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (giai đoạn II vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm); (8) Vụ án “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” liên quan hành vi của Hứa Thị Phấn; (9) Vụ Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm (phần bản án phúc thẩm hủy để điều tra, xét xử lại)”; (10) Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái…” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB). Đồng thời, mở rộng điều tra, khởi tố mới 28 vụ án.
    Toàn cảnh phiên họp Phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
    Khắc phục một bước các khâu yếu, có nhiều khó khăn, vướng mắc
    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, những khâu yếu trước đây từng bước được khắc phục, nhất là công tác thanh tra có bước tiến mạnh; việc cho hưởng án treo giảm nhiều; khâu giám định, định giá tài sản được đẩy mạnh, tăng cường; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên. Năm 2018 đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi hơn 33 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt hơn 30%; tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” bước đầu được khắc phục; nhiều địa phương, bộ ngành đã tích cực phát hiện, xử lý tệ “tham nhũng vặt”. Công tác phòng, chống tham nhũng trở thành xu thế, phong trào; tham nhũng được ngăn chặn, từng bước được đẩy lùi, để lại dấu ấn tốt đẹp, củng cố thêm niềm tin, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; tạo khí thế mới, niềm tin mới và cho chúng ta thêm nhiều bài học kinh nghiệm.
    Có được những kết quả nêu trên, theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Chỉ đạo quyết tâm cao, chỉ đạo quyết liệt, với cách làm chặt chẽ, bài bản, phối hợp nhịp nhàng, từng bước chắc chắn, rõ đến đâu xử lý đến đó, công khai, minh bạch; không khoan nhượng với tham nhũng, nhưng cũng rất nhân văn với những người tự giác nhận tội, ăn năn hối lỗi, chủ động khắc phục hậu quả.
    Phát huy tốt cơ chế chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng; kịp thời rút kinh nghiệm, biểu dương, thưởng, nhắc nhở, phê bình các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện, thực hiện không nghiêm các kết luận của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo. Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo có nhiều cố gắng, tích cực, kiên trì, bản lĩnh, quyết liệt, làm tốt nhiệm vụ tham mưu chỉ đạo, đôn đốc, điều phối hoạt động của các cơ quan chức năng trong PCTN.
    Sự phối hợp giữa các cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử nhịp nhàng với quyết tâm cao; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là sự đồng tình, ủng hộ, khích lệ của nhân dân; sự chủ động vào cuộc rất tích cực của báo chí, tạo sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh PCTN.
    Tuy nhiên, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ một số hạn chế cần khắc phục, đó là: Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc kết luận thanh tra một số dự án trọng điểm; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử một số vụ án, xác minh một số vụ việc còn chậm so yêu cầu của Ban Chỉ đạo. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương, cơ sở còn hạn chế; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực (“tham nhũng vặt”) vẫn xảy ra ở nhiều nơi gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Công tác giám định, định giá tài sản vẫn còn chậm, chất lượng còn hạn chế; kết quả thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác thi hành án còn thấp…
    Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng
    Về phương hướng nhiệm vụ năm 2019 và những năm tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đạt được, kiên trì tiếp tục làm với một quyết tâm cao hơn, đẩy mạnh hơn và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành một bước về xây dựng cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
    Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số chủ trương, định hướng lớn về công tác PCTN, phục vụ việc xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN; nhất là Quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Luật PCTN (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin...
    Chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những lĩnh vực còn chậm, còn khó khăn, vướng mắc. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế đã được khởi tố, điều tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc mới. Trong năm 2019, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, truy tố 22 vụ án, xét xử sơ thẩm 27 vụ án, xét xử phúc thẩm 10 vụ án và kết thúc xử lý đối với 43 vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
    Tập trung chỉ đạo khắc phục các khâu, lĩnh vực còn yếu, nhất là chỉ đạo khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản; thu hồi tài sản, khắc phục thiệt hại trong các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế; đẩy mạnh hơn nữa PCTN ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng “tham nhũng vặt”. Tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, báo chí trong PCTN; cảnh giác số đối tượng bị xử lý cấu kết lại để chống phá,…
    Tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả sơ kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Báo cáo kết quả bước đầu việc thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; quyết định bổ sung hai vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo,...
    BẮC VĂN, Ảnh: ĐĂNG KHOA
    Báo Nhân Dân 
    Nội dung chính

      Tin mới